Sơn epoxy sàn chống trơn trượt
Sơn chống trơn trượt thích hợp cho mọi vật liệu sàn như bê tông, kim loại, gỗ, kính, đá nhựa. Có thể sơn lên nhiều dạng bề mặt khác nhau. Ngoài tác dụng chống trơn đặc biệt hiệu quả, sản phẩm với nhiều màu sắc còn làm tăng sự sang trọng và tính thẩm mỹ cho công trình.
SƠN EPOXY CHỐNG TRƯỢT
I – ĐẶC TÍNH VÀ ỨNG DỤNG
A – Công dụng:
1. Chống thấm nước, chịu mài mòn, chịu được kiềm và các hóa chất tốt.
2. Chống trượt tốt, dùng cho nền.
B – Đặc tính:
1. Độ kết dính và khả năng chịu mài mòn tốt.
2. Màu sắc đa dạng
3. Dễ thi công và sửa chữa.
4. Bề mặt đẹp, không mối ghép, chống bụi, chong nấm mốc.
C – Ứng dụng:
Thích hợp sử dụng trong xưởng giết mổ, xưởng chế biến thực phẩm, xưởng sản xuất dầu động cơ, nhà đậu xe, ram dốc,….,các nhà xưởng có yêu cầu chống trượt nói chung.
II – ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG.
A. Các yêu cầu đối với nền bê tông :
1. Bê tông đổ nền phải đảm bảo từ Mac 200-250, độ dày tối thiểu 150mm. Trước khi thi công bêtông nền bắt buộc phải lót ít nhất 01 lớp PE chống thấm ngược, giữa các mối ghép phải chồng mí ít nhất 10cm, tấm PE không được rách hay thủng lổ. Tuyệt đối không sử dụng phụ gia tăng cường độ cứng cho bê tông vì sẽ ảnh hưởng đến độ bám của Epoxy sau này.
4 tuần.~2. Bềmặt bêtông nền phải thật bằng phẳng. Lớp bêtông nền phải chắc chắn, không gảy nứt. Thời gian bảo trì được thực hiện trong khoảng 3 tháng.
B. Các yêu cầu trong thi công sơn Epoxy:
1. Trước khi thi công, cần phải làm sạch bề mặt sàn, loại bỏ tấc cả bụi bẩn, cát đá, dầu mỡ … và bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu trong thi công.
2. Hàm lượng độ ẩm của mặt nền phải dưới 8%,và việc thi công chỉ có thể được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của kỹ thuật bên cung cấp nguyên liệu và thi công.
3. Tùy theo điều kiện sử dụng và cấu trúc nền xưởng mà thiết lập các khe giản nở sau khi đổ nền đạt tiêu chuẩn, chống nứt gãy mặt nền.
C. THI CÔNG:
Sau khi kiểm tra, xử lý bề mặt đạt yêu cầu tiến hành sơn Epoxy theo qui trình sau:
– Lớp lót: Là loại sơn Epoxy hai thành phần, trong suốt. Lớp lót được thực hiện bằng rulo và cọ quét. Lớp sơn lót phải được phủ hoàn tòan trên vật liệu, không quá dày hay vón cục. Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo độ bám tốt nhất.
– Lớp giữa chống trượt: Lớp giữa chống trượt được thực hiện sau khi kiểm tra lớp lót đạt yêu cầu. Lớp phủ giữa chống trượt được thi công bằng rulo, cọ quét hay dao gạt và bằng loại Epoxy có dung môi hay Epoxy tự phẳng phụ thuộc vào độ dày mỏng và yêu cầu khác nhau. Sau khi thi công sơn xong tiến hành rải cát, cát đựơc rải điều và dày sao cho đảm bảo yêu cầu chống trượt.
– Lớp phủ: Là loại sơn Epoxy hai thành phần. Lớp phủ mặt được thực hiện sau khi kiểm tra lớp lót đạt yêu cầu. Lớp phủ mặt được thi công bằng rulo và cọ quét, độ dày mỗi lớp dày tương đương 0.1mm. Trong quá trình thi công có thể pha thêm 5-10% chất pha loảng tùy thuộc vào điều kiện và thời gian thi công.
Có thể phủ hai hay nhiều lớp tùy yêu cầu sử dụng sao cho bề mặt sơn đồng nhất đảm bảo yêu cầu sử dụng.